Quy hoạch khu đô thị Tây Bắc TP.HCM
Khu đô thị Tây Bắc hình thành với mục tiêu tạo động lực phát triển nhanh khu vực, kể cả các huyện thuộc tỉnh Long An, Tây Ninh giáp ranh thành phố cùng phát triển; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương sang dịch vụ đô thị, công nghiệp, sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất hiện hữu, góp phần cải thiện đời sống người dân qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm mới, tăng quỹ đất phát triển đô thị ở ngoại vi thành phố, góp phần giảm áp lực dân cư trong khu vực nội thành, điều hoà dân số, lao động ở các khu vực hiện tập trung quá đông, quá tải về giao thông và khó khăn về tổ chức môi trường sống đô thị.
Khu vực quy hoạch hiện có:
– Khoảng 30.000 người
– 5.900 căn nhà
– Mật độ bình quân : 5 người/ha
– Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo trục Quốc lộ 22 và Tỉnh lộ 8.
Khu quy hoạch có diện tích khoảng 6000 ha gồm một phần diện tích xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn, xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, thị trấn Củ Chi và xã Phước Hiệp thuộc huyện Củ Chi.
Đất đa phần bị nhiễm phèn nặng, tuy nhiên nhờ lợi thế thủy lợi kênh Đông nên có khu vực trồng được lúa 1 vụ, cây ăn quả, tràm, phần còn lại là hoang hóa (cỏ năng, dứa rừng) và cây.
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố cách trung tâm thành phố 30 km giao điểm của các trục giao thông chiến lược:
Theo hướng Bắc Nam là đường Xuyên á (Quốc lộ 22)nối kết giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – tỉnh Tây Ninh – cửa khẩu Mộc Bài và Campuchia
Theo hướng Đông Tây từ tỉnh Long An – thành phố Hồ Chí Minh – tỉnh Bình Dương là Tỉnh lộ 8
Yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư
Kế cận kênh Thầy Cai, kênh An Hạ, Kênh Đông và Kênh 15 là giao thông thủy có ý nghĩa trong việc phát triển vùng.
Định hướng quy hoạch
Các yếu tố phát triển sau:
Vị trí khu đô thị có môi trường trực tiếp giao lưu với các tỉnh và các nước bạn Campuchia, bằng các tuyến giao thông xuyên Á Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 8
Thị trấn Củ Chi với qui mô 150.000 người
Thị trấn Tân Phú Trung qui mô dân số dự kiến 40.000 người
Khu công nghiệp Tây bắc Củ Chi 345 ha
Khu công nghiệp cơ khí Tân Quy 400 ha.
Khu công nghiệp Đức Hòa 2-3 Long An khoảng 2500 ha.
Khu công nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh 300 ha
Khu vườn sinh thái 500 ha
Định hướng phát triển đô thị
Là một trung tâm khu vực cấp thành phố về phía Tây Bắc bao gồm:
Trung tâm dịch vụ
Trung tâm thương mại
Trung tâm y tế
Trung tâm văn hóa
Trung tâm giáo dục đào tạo
Trung tâm giải trí
Trung tâm thể thao
Khu Công nghiệp tập trung, kho bãi trung chuyển của thành phố tại cửa ngõ Tây Bắc
Về động lực phát triển
Trong tương lai, Khu đô thị Tây Bắc sẽ là nơi thu hút dân cư, với khả năng tạo việc làm cao, là nơi có mức tăng trưởng kinh tế nhanh qua sự phát triển dịch vụ công cộng và Công nghiệp. Việc phát triển kinh tế của đô thị theo mô hình tổng hợp, đa năng.
Dự kiến
Cân đối các yếu tố kinh tế – xã hội dự kiến quy mô dân số khu đô thị khoảng 300.000 dân
Khu công nghiệp thu hút khoảng 70.000 lao dộng.
Trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại có khả năng tạo được 130.000 việc làm chính thức.
Dự kiến khu trung tâm công cộng khu vực cấp thành phố và khu giáo dục đào tạo (trong và ngoài nuớc) hình thành với khoảng 600 ha đất, sẽ có hơn 60.000 lao động cho các loại dịch vụ đô thị
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Giao thông
– Xây dựng đường xuyên tâm lộ giới 60m tạo trục trung tâm nối kết các khu chức năng đô thị, gắn kết các bãi xe, quãng trường và hệ thống đô thị.
– Mở rộng đường Tam Tân dọc kênh Thầy Cai lộ giới 60m.
– Xây dựng 2 cây cầu qua kênh Thầy Cai nối huyện Củ Chi và Hóc Môn.
– Gắn kết đường giao thông đối ngoại (đường xuyên Á lộ giới 120m) đường xuyên tâm, bồ trí các tuyến đường chính khu vực, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Bến xe vân tải liên tình( dự kiến chuyển bãi xe An Sương hiên hữu ra)
– Tổ chức đường vận tải công cộng đô thị bánh sắt nối nội thành hiên hữu. Bố trí gắn kết đường sắt và hệ thống ga đường sắt quốc gia.
– Khai thác mạng lưới đường thủy kênh thầy cai, xây dựng bến thuyền cho dân dụng và vận tải hàng hóa từ 500 – 1000 tấn.
Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng và thoát nước mặt
– Nạo vét mở rộng kênh Thầy Cai.
– Đào hồ điều tiết nước.
– Kết hợp tạo cảnh quan.
– Lấy đất san nền cục bộ.
Cấp điện
– Nguồn cấp điện từ hệ thống lưới điện chung lưới điện Miền Nam, nhận diện trạm 220/100/15KV Hóc Môn; xây 2 trạm 110/15-22KV riêng để lấy cho khu đô thị Tây bắc giai đoạn 2015-2020. Dự kiến xây dựng trạm 500/220/10KV cầu Bông để lấy cho vùng Tây Bắc thành phố(gần đường dây 500KV hiện hữu).
Cấp nước
– Sử dụng nguồn cấp nước kênh Đông nhà máy công suất 200.000 m³ ngày đêm. Nghiên cứu khai thác nguồn nước sông Vàm Cỏ
Thoát nước mưa
– Xây dựng hệ thống cống ngầm, lợi dụng địa hình và phân nhiều khu vực để thoát nước ra kênh rạch, chủ yếu là kinh Thầy Cai.
Thoát nước bẩn
– Xây dựng hệ thống cống ngầm và xây dựng trạm xử lí nước thải riêng cho khu vực.
– Rác thải được thu gom đưa đến bãi xử lí chất rắn Tây Bắc thành phố tại xã Phước Hiệp.